Thứ Tư, Tháng Mười Hai 6, 2023
Binance Coupon: IDOADGDQ Giảm 25% Phí Giao Dịch Vĩnh Viễn
Kucoin Coupon: QBSSS47X Giảm 15% Phí Giao Dịch Vĩnh Viễn
Huobi Coupon: z8s89 Giảm 15% Phí Giao Dịch Vĩnh Viễn

XRP coin là gì? Có nên đầu tư vào Ripple Coin không?

Trên thị trường hiện nay có tới hàng trăm đồng coin khác nhau và XRP coin là một trong số đó. Đây cũng là đồng coin đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phái trader và các nhà đầu tư. Vậy XRP coin là gì? Có những ưu nhược điểm nào? Tác dụng ra sao? Muốn sở hữu đồng coi này phải làm thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây!

XRP coin
XRP coin là gì? Ưu nhược điểm, tác dụng và cách sở hữu XRP

XRP Coin là gì?

XRP không phải là một coin mới. Thế nhưng thực chất vẫn có rất nhiều người chưa hiểu rõ XRP coin là gì. Đây là một đồng coin được dùng để đại diện cho việc chuyển đổi giá trị trong mạng lưới Ripple. Có thể coi coin này là bên trung gian cho các giao dịch, ví dụ như giao dịch tiền pháp định, tiền điện tử. Mục đích xây dựng đồng coin là để nhắm tới các đối tượng khách hàng lớn như các doanh nghiệp, tổ chức tài chính giao dịch xuyên biên giới.

XRP coin là gì
XRP coin là gì

Cũng bởi lẽ đó mà ngày nay có rất nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính đã hỗ trợ chuyển tiền xuyên quốc gia bằng đồng XRP.

Thông tin mới nhất về XRP

Key Metrics XRP

  • Ticker: XRP
  • Blockchain: XRP Ledger
  • Consensus: XRP Ledger Consensus Protocol
  • Algorithm: Delegated Byzantine Fault Tolerance (dBFT)
  • Token Type: Utility Token
  • Block Time: 4 giây
  • Avg. Transaction Time: 1,500+ TPS
  • Smallest Unit: 1 XRP = 10^5 drops
  • Initial Supply: 100.000.000.000 XRP
  • Total Supply: 99.991.316.762 XRP
  • Circulating Supply: 43.248.091.671 XRP

XRP Allocation

Trong số tổng cung 100 tỷ XRP được phân chia thành 2 phần. Trong đó, 80% sẽ do Ripple Labs nắm giữ. 20% còn lại sẽ thuộc về các founders. Cụ thể:

Ripple Labs

Theo phân bổ thì Ripple Labs sẽ nắm giữ 80% lượng Ripple coin. Đồng thời, Ripple Labs cũng có toàn quyết định sẽ bán hay phát miễn phí lượng coin Ripple mà mình đang nắm giữ để phục vụ cho sự phát triển của RippleNet. 

Kể từ tháng 01/2013 – 07/2015, đã có khoảng 16.5 tỷ XRP được Ripple bán ra (theo BitMEX Research). Trong số đó, 12,5 tỷ là bán cho đối tác và số còn lại được dùng thanh toán các khoản chi phí hoạt động của Ripple. 

Ngoài ra, vào cuối năm 2017 Ripple cũng đã thành lập Escrow – quỹ nhằm cam kết sẽ hỗ trợ cho các hoạt động của RippleNet. Tỷ lệ thành lập quỹ là 55%, tương ứng 55 tỷ XRP. Mỗi tháng sẽ mở khóa 1 tỷ XRP để thanh toán cho những chi phí hoạt động của RippleNet. Khoản tiền dư lại không được sử dụng sẽ hoàn lại cho Escrow vào cuối tháng.

Founders

Các Founders sẽ nắm giữ 20% số lượng XRP coin. Có 3 founders của XRP Ledger, đó là: Chris Larsen, Jed McCaleb và Arthur Britto. Tuy nhiên, lượng XRP mà 3 founders nắm giữ không giống nhau. Cụ thể, Chris Lersen và Jed McCaleb nắm giữ 9,5 tỷ XRP. Trong khi đó, Arthur Britt chỉ nắm giữ 1 tỷ XRP.

Vào năm 2014, Jed McCaleb đã quyết định rời Ripple và thành lập Stellar (XLM). Vì vậy mà số XRP ông nắm giữ sẽ được giải ngân theo thỏa thuận như sau:

  • Mỗi tuần trong năm đầu tiên Jed có thể bán tối đa $10,000
  • Từ năm thứ 2 – 4, mỗi tuần Jed có thể bán tối đa $20,000
  • Từ năm thứ 5 – 6, mỗi năm Jed có thể bán tối đa 750 triệu XRP 
  • Năm thứ 7 có thể bán tối đa 1 tỷ XRP 
  • Sau năm thứ 7, mỗi năm có thể bán tối đa 2 tỷ XRP

Tuy nhiên, Ripple nghi ngờ rằng Jed đã không tuân thủ những thỏa thuận đã thống nhất trước đó. Vì vậy, thỏa thuận này đã được sửa đổi vào năm 2016. Theo như thỏa thuận sau sửa đổi thì Jed sẽ phải dành 2 tỷ XRP làm từ thiện và Ripple sẽ nắm giữ 5,3 tỷ XRP còn lại của ông. 7,3 tỷ XRP của Jed sẽ được Ripple giải ngân như sau:

  • Năm đầu tiên: 0,5% 
  • Năm thứ 2 và 3: 0,75% 
  • Năm thứ 4: 1,0% 
  • Sau năm thứ 4: 1,5%

XRP supply

Dưới đây là biểu đồ về tổng cung XRP tính tới tháng 07/2019 (thông tin dựa theo công bố từ trang chủ của Ripple):

XRP supply
XRP supply

Ưu, nhược điểm của đồng XRP là gì?

Bất cứ đồng coin nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. XRP coin cũng không nằm ngoài số đó. Dưới đây là tổng hợp các ưu nhược điểm của XRP:

Ripple coin
Ưu và nhược điểm của XRP coin

Ưu điểm

Hỗ trợ thực hiện giao dịch nhanh và rẻ

Một trong những ưu điểm lớn nhất của đồng coin XRP đó là hỗ trợ thực hiện các giao dịch với tốc độ nhanh hơn trong khi đó chi phí lại rẻ hơn. Trung bình, một giao dịch qua hệ thống XRP chỉ mất khoảng 4 giây để xử lý và mức phí vào khoảng 0.00001 USD.

Khả năng kết nối đa dạng

Ripple coin có khả năng kết nối nhiều thị trường tiền tệ khác nhau. Bên cạnh đó, nó còn kết nối cả tiền pháp định với tiền mã hóa. Tùy theo nhu cầu của người dùng mà có thể lựa chọn quy đổi Ripple coin thành bất kỳ tiền tệ hay tài sản giá trị nào khác.

Có tính minh bạch, bảo mật cao 

Do XRP coin sử dụng công nghệ Blockchain nên các giao dịch đều được lưu trữ vào sổ cái công khai và không thể thay đổi được. Nhờ vậy mà có thể đảm bảo tính minh bạch, bảo mật cho thông tin và các giao dịch.

XRP coin
XRP có tính minh bạch và bảo mật cao

Hạn chế nguy cơ lạm phát 

Điểm cộng tiếp theo của XRP đó là có thể hạn chế được nguy cơ lạm phát. Sở dĩ như vậy là do giá coin XRP không được để thả nổi như Bitcoin. Thay vào đó thì giá của XRP sẽ gắn liền với tiền pháp định hoặc tài sản khác đã được phát hành. Chưa hết, đồng tiền điện tử này còn nhận được sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính. Vì vậy, nguy cơ xảy ra lạm phát XRP gần như bằng 0.

Giá trị thương hiệu cao

XRP được phát hành bởi Ripple – một công ty nổi tiếng thế giới, có giá trị thương hiệu lớn. Sau hơn 10 năm hoạt động không ngừng nghỉ, những nỗ lực của Ripple đã được đền đáp thông qua các thành tích “vô tiền khoáng hậu”. Đặc biệt, hiện tại Ripple đã trở thành đối tác tin cậy của hơn 100 ngân hàng, trong đó nổi bật có thể kể tới như:  Barclays, Santander, Bank of America, American Express, Standard Chartered, JP Morgan,… Đây cũng là một lý do khiến nhiều nhà đầu tư tin cậy vào XRP coin.

Nhược điểm 

Chịu sự chi phối nhất định

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng XRP coin vẫn có những nhược điểm nhất định. Và nhược điểm lớn nhất đó là phải chịu sự chi phối. Như đã nói, giá XRP coin không được thả nổi và đồng tiền này thuộc một tổ chức cụ thể. Do đó, giá của nó có thể bị tác động bởi các nhà phát hành thông qua việc điều chỉnh lượng coin và thời gian phát hành coin.

XRP chịu sự chi phối nhất định
XRP chịu sự chi phối nhất định

Bên cạnh đó, coin XRP còn có hơi hướng của một “chứng khoán mã hóa”. Thế nên, các nhà đầu tư vừa có nhiều cơ hội để gia tăng lợi nhuận nhưng đồng thời cũng sẽ phải đối mặt với không ít rủi ro, nguy cơ. 

Tính bảo mật chưa cao

Mặc dù tính bảo mật của XRP khá ổn nhưng nếu so sánh với Bitcoin thì vẫn còn phải cải thiện nhiều. Do được phát triển dựa trên mã nguồn mở nên khi code XRP có thể bị hacker tấn công để đánh cắp thông tin và tài sản.

Sự kiện XRP coin bị kiện

Vào ngày 21/12/2020, XRP đã vướng phải phải một vụ kiện. Cụ thể, XRP coin bị kiện bởi SEC về việc chưa thông qua tiền điện tử XRP nhưng đã bán ra 1,3 tỷ đô la chứng khoán. Phía Ripple đã tuyên bố rằng, đồng coin XRP của họ không phải là bảo mật. Đồng thời cũng tố cáo SEC đã không cung cấp thông báo cho mình về việc bán ra XRP sẽ được coi như một đợt chào bán chứng khoán. 

XRP coin bị kiện
XRP coin bị kiện

Sau vụ kiện, Ripple coin không chỉ không bị giảm giá mà thậm chí còn tăng giá lên đáng kể. Đã có thời điểm tăng tới trên 1 USD. Cụ thể, theo như người đứng đầu Ripple chia sẻ: “Giá trị của XRP thực sự đã tăng gần gấp ba lần kể từ khi SEC khởi kiện Ripple. Nó đã không hề lao dốc. Đây là minh chứng cho thực tế rằng một khi các cộng đồng được hình thành với sự quan tâm chia sẻ, họ sẽ rất kiên cường.”.

Cho tới nay, vụ XRP coin bị kiện này vẫn chưa có hồi kết. Thế nhưng, có không ít người đều cho rằng cả 2 bên sẽ dàn xếp được với nhau. Nhưng nếu SEC thắng trong vụ kiện này thì cả Ripple lẫn XRP coin đều sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Nhưng các chuyên gia tài chính lại cho rằng Ripple mới là bên có khả năng thắng cao hơn.

XRP hoạt động như thế nào?

Phần lớn các hệ thống thanh toán giao dịch quốc tế hiện nay đều chọn đồng USD làm tiền tệ chính để quy đổi, ví dụ như Paypal, SWIFT. Tuy nhiên, điều này khiến cho giao dịch trở nên tốn kém thời gian và chi phí hơn. Trong khi đó, Ripple đã cho ra mắt XRP với mục tiêu trở thành trung gian thanh toán, giúp các giao dịch được thực hiện gần như ngay lập tức trong khi mức phí giao dịch lại cực thấp. Để làm được điều này, cần phải thông qua RippleNet. 

XRP hoạt động như thế nào
XRP hoạt động như thế nào

Phía Ripple đã chia sẻ rằng: “Các thanh toán quốc tế, đặc biệt là tại các sàn giao dịch mới nổi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các tài khoản của ngoại tệ đích. Đây là một nỗ lực tốn kém làm tiêu tốn tài nguyên.

RippleNet cung cấp một giải pháp thay thế. Bất kỳ tổ chức tài chính nào trong mạng lưới đều thoải mái có những giao dịch đáng tin cậy, ngay tức khắc và có giá thấp hơn, những bên sử dụng tài sản điện tử XRP để thu về thanh khoản có thể làm được điều đó chỉ trong vài giây – giải phóng vốn và đảm bảo giá cạnh tranh nhất hiện nay.”.

Ví dụ: Jen đang làm việc tại Mỹ. Cô muốn chuyển cho đối tác của mình là Suzuki đang  làm việc tại Nhật Bạn số tiền là $1.000. Nếu gửi theo các truyền thống thì Jen sẽ phải tới ngân hàng để chuyển tiền và hoàn thành rất nhiều thủ tục khác nhau. Sau đó phải chờ khoảng 3 ngày để ngân hàng xử lý giao dịch. Phí chuyển tiền sẽ mất từ $10 – $20. 

Sở dĩ mức phí chuyển tiền quốc tế truyền thống cao như vậy là do khách hàng phải thanh toán phí thanh khoản cho các tổ chức tài chính hỗ trợ giao dịch. Cần phải có tài khoản Nostro có sẵn ở cả 2 đầu của giao dịch thì mới có thể quy đổi được sang ngoại tệ (chuyển từ USD sang Yên Nhật – JPY với ví dụ trên). Khi sở hữu các tài khoản này khách hàng sẽ phải trải cho ngân hàng phí thanh toán.

Nhưng nếu chuyển qua dùng XRP thì các giao dịch sẽ được thực hiện ngay trên mạng lưới Ripple và không cần tới tài khoản Nostro có sẵn tiền đó. Khách hàng có thể chuyển từ USD sang XRP rồi lại từ XRP sang JPY với thời gian ngắn hơn và chi phí nhỏ hơn. Cụ thể, chỉ cần 10 giây để Ripple có thể xử lý một giao dịch và mức phí chỉ còn là $0,01.

XRP Coin được dùng để làm gì?

Đã có rất nhiều ngân hàng chấp nhận nền tảng Ripple và XRP coin bởi nó giúp quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng và ít tốn kém chi phí hơn. Trong khi đó, Bitcoin và các altcoin khác lại được xem là đối thủ cạnh tranh với các ngân hàng. Đây cũng chính là nhiệm vụ chính của đồng tiền điện tử này. Nếu ngày càng có nhiều ngân hàng chấp nhận XRP thì giá trị của đồng tiền điện tử này càng tăng cao. 

XRP
XRP được các ngân hàng, tổ chức tài chính ứng dụng trong giao dịch

Vì vậy, có thể nói, nếu không có ngân hàng thì đồng XRP sẽ giảm giá, thậm chí là bị khai tử. Tuy nhiên, điều này sẽ khó có thể xảy ra bởi tác dụng mà nó mang tới cho ngân hàng là rất lớn.

Có nên đầu tư vào Ripple Coin (XRP) không?

Rất nhiều nhà đầu tư cảm thấy băn khoăn, không biết có nên đầu tư vào Ripple coin hay không. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi dù có nhiều ưu điểm nhưng đồng tiền điện tử này vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. 

Đầu tư XRP
Có nên đầu tư vào Ripple Coin (XRP) không

Theo thống kê, XRP coin hiện đang đứng thứ 7 trên thị trường về giá trị vốn hóa. Thậm chí, có thời điểm coin này còn vươn lên vị trí thứ 4. Bên cạnh đó, XRP cũng khác với các coin khác đó là nó không thể đào và chỉ được phát hành tối đa là 100 tỷ token. Trong đó, có khoảng 46% đang được lưu hành, còn lại là tài sản thuộc Ripple Labs.

Theo như dự kiến của Ripple thì số lượng token XRP sẽ được mở khóa dần và đưa ra thị trường, mỗi tháng là 1 tỷ token. Như vậy đồng nghĩa với việc nguồn cung XRP coin được kiểm soát để tránh hiện tượng bị đưa ra tràn lan trên thị trường, dẫn tới mất giá.

Trong dịch vụ tài chính, Ripple coin cũng đã cho thấy ưu thế của mình khi nâng tốc độ chuyển tiền, đồng thời giảm được phí dịch vụ. Mặt khác, đồng tiền này còn được Ripple chú trọng vào việc quảng bá và phát triển. Do đó, tiềm năng mở rộng của đồng coin này rất lớn.

Thế nhưng, dẫu sao XRP vẫn là một đồng tiền điện tử và như nhiều đồng tiền điện tử khác đều có tính rủi ro cao. Vì vậy, với những ai đang muốn đầu tư vào coin này cần lưu ý:

  • XRP coin bị kiện bởi SEC và kết quả vụ kiện này có thể tác động tiêu cực tới giá trị của XRP coin trong tương lai
  • Ripple có những đối thủ cạnh tranh rất mạnh, tiêu biểu như SWIFT 
  • Ripple thành công không có nghĩa là XRP coin cũng vậy bởi không phải tổ chức tài chính nào hợp tác với Ripple cũng sẽ sử dụng XRP 
  • Số lượng sàn giao dịch list XRP còn chưa nhiều 
  • Các thông tin mới nhất về XRP coin có thể ảnh hưởng tới giá trị và sự phát triển của đồng coin này

Cách sở hữu & Mua bán XRP (Ripple Coin)?

Nếu nhà đầu tư muốn sở hữu hay mua bán Ripple coin thì có thể tham gia vào các sàn giao dịch tiền điện tử như FTX, Binance, Huobi,… Riêng tại thị trường Việt Nam nhà đầu tư có thể tham khảo các website Santienao, Remitano hay sàn giao dịch OTC để nhận về VNĐ.

cách sở hữu XPR coin
Cách sở hữu & Mua bán XRP (Ripple Coin)

Lưu trữ XRP (Ripple Coin) ở đâu?

Để có thể lưu trữ XRP coin thì nhà đầu tư có thể sử dụng ví Trezor hay Ledger nano S. Trong đó, ví Trezor được nhiều nhà đầu tư lựa chọn hơn do giá thành rẻ lại có thể lưu trữ được cả XRP lẫn Bitcoin và các loại altcoin khác. Bên cạnh đó, tính bảo mật của các ví tiền điện tử này cũng rất tốt.

Sự khác nhau của Ripple Coin và Bitcoin

Mặc dù Ripple coin và Bitcoin có những điểm giống nhau như cùng sử dụng công nghệ Blockchain, cùng thiết kế theo mạng giao dịch P2P, không cần tới sự can thiệp của bên thứ 3 cũng như có khả năng bảo mật, chống giả mạo. Thế nhưng, 2 loại coin này vẫn có những điểm khác biệt đáng kể. Đó là:

  • Mục đích ra đời hoàn toàn khác nhau. Ripple được ra đời để hỗ trợ cho Bitcoin chứ không phải là đối thủ của coin này
  • Trong khi Bitcoin khai thác Blockchain thì XRP lại xác thực giao dịch bằng cách sử dụng cơ chế đồng thuận phân tán duy nhất
  • Thời gian xác nhận giao dịch của XRP nhanh hơn BTC khá nhiều và chi phí cũng rẻ hơn
  • Số lượng đồng XRP trên thị trường nhiều hơn so với BTC. trong khi, XRP có 1 tỷ coin thì BTC chỉ có 21 triệu
  • BTC có thể được khai thác nhưng XRP thì không

Đội ngũ, nhà đầu tư, đối tác

Ripple coin được phát triển bởi OpenCoin và người đứng đầu công ty này là Chris Larsen cùng Jed McCaled:

  • Chris Larsen: Hiện đang nắm giữ chức vụ CEO và là người sáng lập, lãnh đạo công ty tài chính E-Loan cũng như rất nhiều công ty startup khác thuộc lĩnh vực tài chính trực tuyến
  • Jed McCaled: Đang nắm giữ chức vụ CTO của OpenCoin, đồng thời là nhà đồng sáng lập mt.Gox cũng như tham gia vào nhiều dự án crypto lớn như Overnet, Donkey, Stellar (XLM)
Chris Larsen
Chris Larsen

Ngoài ra, trong đội ngũ phát triển của Ripple còn có sự đóng góp của không ít nhân tài trong lĩnh vực crypto và tài chính. 

Các đối tác của Ripple đều là những tên tuổi lớn, có uy tín trong lĩnh vực tiền điện tử và tài chính. Có thể kể tới như: WesternUnion, MoneyGram, Banca Intesa SanPaolo, Santander, Scotia Bank, Royal Bank of Canada, ational Australia Bank, Macquarie, Cambridge, Currencies Direct, Bank of Montreal,…

Roadmap và Update

Dưới đây là thông tin chi tiết về Roadmap và Update của Ripple được thể hiện dưới dạng hình ảnh để các nhà đầu tư dễ dàng theo dõi:

XRP Roadmap và Update
XRP Roadmap và Update

Xem thêm chi tiết tại: https://ripple.com/

Giá của XRP hôm nay

[ccpw id=”1571″]

Tương tự như các đồng coin khác, giá XRP coin luôn luôn biến động không ngừng. Vì vậy, để cập nhật chính xác giá của coin này nhà đầu tư có thể theo dõi trên các trang web chuyên cập nhật giá coin realtime. Ví dụ như CoinmarketCap.

Những câu hỏi thường gặp về XRP coin

Đồng coin XRP là gì?

XRP coin là một đồng tiền điện tử được sử dụng để chuyển đổi giá trị trong mạng lưới Ripple, trở thành trung gian cho các giao dịch. Hiện XRP đang được rất nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính đưa vào sử dụng.

Cách khai thác XRP coin?

Khác với các đồng coin BTC, ETH,… XRP coin không thể khai thác hay đào được mà sẽ do Ripple trực tiếp phát hành. Nếu muốn sở hữu đồng coin này thì nhà đầu tư có thể mua bán trên sàn giao dịch tiền điện tử.
Trên đây là một số thông tin về XRP coin mà chúng tôi muốn chia sẻ với các nhà đầu tư. Như vậy, có thể thấy, XRP là một coin có nhiều tiềm năng nhưng cũng tồn tại những rủi ro nhất định. Do đó, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ trước khi đầu tư vào đồng tiền này.

5/5 - (4 bình chọn)
Nguyễn Thoại Vy
Nguyễn Thoại Vyhttps://coin247.com.vn/nguyen-thoai-vy/
Nguyễn Thoại Vy là một tác giả đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiền điện tử, Cryptocurrency cũng như lập trình Blockchain, NFT, tiền mã hóa. Từng tham gia rất nhiều dự án lớn nhỏ tại Việt Nam cũng như quốc tế. Hiện tại, cô đang là Founder của Coin247 và cũng là tác giả chính kiêm cố vấn nội dung tại Coin247.com.vn.

Bài Viết Mới

Bài Viết Tương Tự

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay on op - Ge the daily news in your inbox